Cây Chùm ngây có tác dụng gì l Cây Chùm ngây mua ở đâu
Công ty Lê Hoàng: 0983 868 779 mua bán xuất khẩu Bột Chùm ngây, Trà Chùm ngây, Hạt Chùm ngây Uy tín trên thị trường Việt Nam
Uống Hà Thủ Ô đỏ tóc Bạc sẽ Đen trở lạiHà thủ ô có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện, kéo dài tuổi thọHà Thủ Ô đỏHà Thủ Ô đỏ300.000VNDSố lượng: 0 Túi
Cách chế biến hà thủ ô đỏ làm thuốc điều trị bệnh tóc bạc sớm: Có nhiều cách chế biến hà thủ ô đỏ và đậu đen làm thuốc điều trị tóc bạc sớm, song một trong những cách đơn giản nhất đó là đồ hà thủ ô đỏ với đậu đen.
Có nhiều cách chế biến hà thủ ô đỏ làm thuốc đen râu tóc, đa phần việc chế biến hà thủ ô đỏ đều rất công phu, tỷ mỉ, để thành thuốc, người ta phải rất kiên trì thì mới tạo nên loại thuốc tốt. Hôm nay Caythuoc.org sẽ giới thiệu cách chế biến hà thủ ô làm thuốc đơn giản nhất.
1. Cách chế biến Hà thủ ô với đậu đen (cách này đơn giản nhất)
Nguyên liệu:
Hà thủ ô đỏ: 1Kg loại tươi hoặc khô đều được Đậu đen: 2 kg Cách chế biến:
Đậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần. Cách dùng:
Mỗi ngày ăn khoảng 2,3 thìa cà phê bột hà thủ ô (Hà thủ ô có vị chát vì vậy ta nên cho thêm đường vào quấy với bột hà thủ ô để uống cho ngon). Bài thuốc trên vừa tốt cho tóc lại rất bổ máu nữa. Nhưng phải kiên trì vì ăn hà thủ ô trong 1 thời gian dài khoảng 5-6 tháng tóc mới đen được nhé.
2. Cách chế biến Hà thủ ô hoàn
Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ: 1,8Kg Ngưu tất: 0,6Kg Đậu đen : 2Kg
Cách làm: Hà thủ ô và ngưu tất thái miếng mỏng, hai vị trộn đều, dùng một đấu to đậu đen (Khoảng 2kg) đãi sạch Cho các vị thuốc và chõ, cứu một lượt thuốc lại một lượt đậu Đồ chín đậu đen, lấy thuốc ra phơi khô, cứ làm như vậy 3 lần rồi lấy thuốc ra tán bột Lấy thịt đại tạo và mật ong trộn với bột làm thành viên nhỏ 0.5gram
Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên Ngoài ra Hà thủ ô cũng có thể dùng để ngâm rượu mà không cần qua khâu chế biến. bạn có thể tham khảo cách ngâm rượu hà thủ ô như sau:
3. Cách ngâm rượu hà thủ ô:
Hà thủ ô đỏ khô: …… 1Kg Đường phèn: ………… 0,5kg Rượu trắng: ………….. 3-4 lít Ngâm trong thời gian 2 tháng trở lên, mỗi ngày dùng 2-3 ly nhỏ trong mỗi bữa ăn.
================ Chuyện kể rằng ngày xưa, một anh chàng họ Hà có gia thất đã ngót chục năm, nhưng vẫn chưa có được mụn con nào. Anh ta người gầy khô, tóc bạc trắng, hay cáu gắt, đêm đêm thường mất ngủ và mộng mị. Một hôm, anh vào rừng thấy những dây leo rất lạ, lá hình trái tim, màu nâu nhạt hay tím nhạt, ôm lấy thân; cành lá quấn với nhau rồi lại tách xa nhưng lại tìm đến nhau quấn lại như trước. Anh lấy cành lá này nấu nước uống. Sau một thời gian thấy giảm tính cáu gắt, ngủ được và chứng mộng mị mất đi. Anh ta đào cây về trồng, nhưng rễ của chúng là những củ màu nâu tím, anh lại lấy cả củ để uống. Sau một thời gian, tóc đương trắng hóa đen, da dẻ đã mịn màng, người như trẻ lại, anh ta được lên chức bố. Người họ Hà rất thọ, có con đàn cháu đống, có cháu, chắt, chút mới quy tiên. Người đời sau gọi cây thuốc này là Hà thủ ô (Người họ Hà có mái tóc đen như con quạ).
Hà Thủ ô đỏ trị tóc bạc
Chuyện kể về ông Điền Thi, một người sinh ra vốn yết ớt, đến 56 tuổi vẫn không vợ con. Ông ham theo các thầy học đạo ở trên núi. Một lần say rượu, ông nằm lại trên sườn núi, nhìn thấy hai dây leo cách nhau đến 3 thước (3 thước cổ tương đương 1 m) tìm đến nhau quấn chặt lại, lại rời nhau ra rồi lại quấn lấy nhau như trước. Ông lấy làm lạ, đào cả cây đem về hỏi mọi người, nhưng chẳng ai biết. Ông hỏi một ông già từ phương xa đến. Ông ta bảo: “Anh đã không có con, thứ cây này lại có sự lại kỳ lạ như vậy, có lẽ là vị thuốc thần tiên gửi tặng nên đem mà sắc uống”. Điền Thi nghe lời, đem củ tán bột, ngày uống 1 đồng cân, uống 1 tuần đã cảm thấy ham muốn tình dục. Uống vài tháng thấy người khỏe mạnh như thường. Uống suốt 1 năm với liều gấp đôi, các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hóa đen, trong khoảng 10 năm sinh hạ vài con trai. Ông sống thọ đến 160 tuổi. Con trai là Điền Tú cũng uống thuốc này sống thọ 130 tuổi mà tóc vẫn còn đen. Con trai Điền Tú là Thủ Ô kể đơn thuốc gia truyền này với bạn thân là Lý An Kỳ, người này dùng thuốc cũng sống rất thọ và thuật lại chuyện trên.
Kéo dài tuổi xuân bằng hà thủ ô
Truyện kể rằng: người đời sau biết chuyện, tìm cho mình cây thuốc quý và uống với liều cao hơn để mau tìm bản lĩnh đàn ông cho mình; nhưng bản lĩnh chưa thấy đâu mà mỗi ngày anh đi đại tiện 3 dến 4 lần, phân rơi ra khỏi hậu môn tròn như phân dê, nhưng rơi xuống lại nát bét, người cảm thấy nóng nực mà tóc thì xơ rụng. Trong lúc đi đại tiện, anh chợt nhìn thấy các hạt đỗ đen tròn cứng dưới các luống đỗ bèn thu hạt nấu lấy nước uống thấy người mát mẻ, đại tiện bình thường mà bản lĩnh đàn ông thấy rõ; nên sau này mới có cách chế biến Hà thủ ô bằng nước đỗ đen mà chỉ y học cổ truyền phương đông mới có.
Chuyện kể lại như vậy, nhưng chẳng có ai xác nhận tính thực hư, chỉ biết rằng cây này có hai tên phổ biến là “Dạ giao đằng” do các dây cứ quấn lấy nhau, “Hà thủ ô” do người họ Hà dùng thuốc mà có tóc trắng trở lại đen như con quạ và xác định hà thủ ô có tác dụng làmthuốc bổ, chữa các bệnh về thần kinh, ích huyết, mạnh gân cốt, sống lâu, làm đen râu tóc.
Y học cổ truyền phương đông xác định: Củ hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn. Đắng liên quan đến lạnh, vị chát liên quan đến táo sáp mới dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát như vậy. Đó là tác dụng không mong muốn; do đó, y học cổ truyền thường dùng hà thủ ô chế.
Củ hà thủ ô được rửa sạch, cạo bớt phần vỏ đen bên ngoài; ngâm với nước gạo 24 giờ. Sau đó thái miếng, loại bỏ lõi, chưng cách thủy với nước đậu đen (Cứ 1kg hà thủ ô cần 100g đến 300g đậu đen). Đêm chưng nấu, ngày đem ra phơi và tẩm lại nước đỗ đen còn trong nồi nấu (sái). Nếu chưng và sái được 9 lần thì tuyệt nhất. Cách làm trên làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận. Vị thuốc như miếng gan khô, vị ngọt hơi đắng chát. Khoa học hiện đại xác định: Hà thủ ô sống chứa khoảng 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Sau khi chế biến như trên, dược liệu còn chứa 3,8% tanin; 0,113% các chất antraquinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều chất khác.
Tanin là chất có tác dụng săn se, chất cố sáp, có tác dụng cầm ỉa chảy; các antraglycozid là những chất có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, thường dùng với những người bị táo bón kinh niên. Không phải có tanin là có tác dụng săn se; có antraglycozid là có tác dụng nhuận tràng thông tiện. Chúng cũng có liều tác dụng như các chất thuốc khác nên người dùng liều cao hà thủ ô chưa chế để tìm bản lĩnh của mình, vô hình chung đã dùng với liều có tác dụng của 2 chất trên (tác dụng không mong muốn). Chế biến theo y học cổ truyền phương đông làm giảm đến một nửa các chất trên nên ở liều cao cũng khá an toàn. Thân leo và lá của cây hà thủ ô được gọi là ‘Dạ giao đằng” (Herba Fallopiae multiflorae). Dạ giao đằng có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, dưỡng huyết, hoạt lạc. Dùng trị chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, đau mỏi toàn thân. . Liều dùng Dạ giao đằng: 12g đến 30g.
Rễ củ gọi là Hà thủ ô (Radix Fallopiae multiflorae). Vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn. Vào các kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, huyết hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mạn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch.
Liều dùng: 12g đến 60g. Bổ huyết thì dùng hà thủ ô (chế); nhuận tràng thông tiện thì dùng hà thủ ô sống. Những bài thuốc có dùng hà thủ ô:
Bài 2: Hà thủ ô (chế) 12g, bắc sa sâm 12g, quy bản 12g, long cốt 12g, bạch thược 12g. Sắc uống. Bổ huyết, an thần: dùng trong trường hợp huyết hư, lo lắng, mất ngủ, âm hư, huyết khô, râu tóc bạc sớm.
Bài 3: Thất bảo mỹ nhiệm đơn: hà thủ ô (chế) 20g, bạch linh 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g, Thỏ ty tử 12g, Phá cố chỉ 12g, câu kỷ tử 12g. Tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 12g, chiêu bằng nước muối loãng. Thuốc ích thận, cố tinh: dùng khi gan thận đều yếu, lưng và đầu gối đau nhức buốt, phụ nữ khí hư, di tinh.
Bài 4:Thủ ô hợp tễ: hà thủ ô (chế) 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, hạn liên thảo 12g, sa uyển tật lê 12 g, hy thiêm thảo 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống. Công dụng: thuốc dưỡng can, định nuy. Dùng khi thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, chân tay tê cứng.
Bài 5: Trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên dùng hai bài thuốc sau: - Hà thủ ô (tươi) 60g, sài hồ 12g, đậu đen 20g. Sắc với nước, đem phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại mà uống. - Hoặc Hà nhân ẩm: hà thủ ô (chế) 16g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, trần bì 12g, gừng lùi 12g. Sắc uống.
Bài 6: Hà thủ ô (tươi) 30g – 60g. Sắc uống. Công dụng: nhuận trường, thông tiện. Trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí. Ngoài ra, hà thủ ô uống hàng ngày có thể chữa chứng tinh trùng yếu, tinh loãng. Phối hợp với tang ký sinh, nữ trinh tử để chữa tăng huyết áp do huyết quản xơ cứng ở người già. Ở Việt Nam, ngoài hà thủ ô đỏ, còn dùng rễ của cây hà thủ ô trắng (dây sữa bò, hà thủ ô nam) (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.), thuộc họ thiên lý (Asplepiadaceae), dùng thay hà thủ ô đỏ làm thuốc bổ máu, nhưng chưa có tài liệu nghiên cứu chi tiết. Theo kinh nghiệm dân gian, vị thuốc này có tác dụng chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét, phụ nữ sau đẻ không có sữa thì uống để ra sữa.
Lưu ý: Khi thu hái hà thủ ô trắng cần hết sức tránh nhầm với dây càng cua (Cryptolepis buchanani Roem. Et Schult.), thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae); cây mác chim (Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire.), thuộc họ trúc đào (Apocynaceae); các cây này đều là cây có độc. Kiêng kỵ: Người đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng không được dùng. BS. Tiểu Lan
======================
Tác dụng của Hà Thủ Ô được sách thuốc, tài liệu xưa ghi chép lại với nhiều tính năng và công dụng độc đáo như chữa tràng nhạc, mẩn ngứa ở đầu mặt cổ, mạnh gân cốt đẹp sắc mặt, thêm khí huyết điều trị hư lao, chữa táo bón lâu ngày trị 5 chứng trĩ, uống lâu làm xanh râu tóc kéo dài tuổi thọ (Trích theo Hải Thượng Lãn Ông trang 561 tập 1- Y tông tâm lĩnh) cuốn sách được đánh giá làm tài liệu nghiên cứu có giá trị nhất trong nghành y dược cổ truyền dân tộc.
Y học hiện đại đang từng bước đi sâu nghiên cứu những giá trị chữa bệnh độc đáo của vị thuốc Hà Thủ Ô. Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – GS.TS Đỗ Tất Lợi ghi chép lại những thành phần dược lý cơ bản có trong vị thuốc như giải thích được phần nào những công dụng trên. Do tính phong phú và đa dạng về phương thức bào chế của vị thuốc Hà Thủ Ô cũng như sự phối hợp giữa nhiều vị thuốc lẫn nhau vẫn luôn đặt ra dấu hỏi cho các nhà nghiên cứu y dược.
1. Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng bổ huyết chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể
Hà thủ ô được xem là vị thuốc chữa thiếu máu hữu hiệu chỉ xếp sau Tử hà sa (Rau thai nhi – nguyên liệu tổng hợp thuốc Philatop).Xét về nhiều khía cạnh thì Hà Thủ Ô có tính ưu việt hơn bởi vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật (dễ tìm, lành tính và an toàn trong sử dụng).
Vị thuốc Hà Thủ Ô có tác dụng bổ máu Bổ huyết để đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng Máu trong cơ thể. Số lượng có thể đủ (trung bình hồng cầu ở Nữ từ 3,8 – 4,9 triệu, ở Nam từ 4,2 – 5,4 triệu) nhưng nhiều người bệnh vẫn được chuẩn đoán thiếu máu nhược sắc, đẳng sắc hay ưu sắc. Nguyên nhân chính do chất lượng máu không tốt (kích thước Hồng Cầu to nhỏ không đồng đều, cơ thể không tự sản xuất Hemoglobin – Hb…)
Ứng dụng lâm sàng điều trị các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não cho đạt kết quả tốt.
2. Tác dụng của Hà Thủ Ô đỏ chữa táo bón, đi ngoài ra máu
Bình thường khi sử dụng Hà Thủ Ô tươi gây tình trạng táo bón do hàm lượng tanin (chất chát) trong Hà Thủ Ô cao. Rất nhiều người sau khi dùng Hà Thủ Ô một thời gian ngắn rồi không sử dụng nữa vì tác dụng phụ nêu trên. Vậy làm thế nào để uống lâu mà không gặp phải tình trạng trên. Cái hay của vị thuốc này chính lại là chữa táo bón chứ không gây nên táo bón, tuy chậm nhưng lại cho kết quả hơn mong đợi. —> Chìa khóa nằm ở công thức và phương pháp bào chế.
Hà Thủ Ô viên hoàn dễ uống tiện sử dụng Táo bón là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, một số triệu chứng thường gặp như: 3-4 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân khô rắn cứng khó ra, tình trạng trên kéo dài dễ dẫn đến đi ngoài ra máu, giãn tĩnh mạch trực tràng, sa búi trĩ.
Thông thường dùng Hà Thủ Ô (dạng bào chế) sau 1 tuần – 10 ngày điều trị chứng táo bón đi ngoài ra Máu giảm 75- 80% trong 4 ngày đầu sử dụng. Một số bệnh nhân mắc bệnh Trĩ rất ưa dùng vì sau một thời gian dùng thấy búi trĩ có sự co hồi trở lại).
3. Hà Thủ Ô đỏ chữa rụng tóc, bạc tóc sớm
Em bé mới chào đời nhìn sơ qua về mái tóc cũng đánh giá được phần nào sức khỏe của chúng. Tóc đen tốt và mọc đồng đều cho thấy chúng có một nền tảng thể lực tốt và nhìn chung trong khoảng thời gian đầu nuôi dưỡng bé ít mắc một số bệnh lý hơn như viêm phổi, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy… ta cũng thấy rõ quá trình phát triển sinh lý của bé: liền thóp, mọc răng, chiều cao cân nặng toàn bộ quá trình này diễn ra đồng nhất hơn.
Nếu như bạn bị rụng tóc nhiều và kéo dài có thể thấy cơ thể bạn gặp phải một số vấn đề cần phải khắc phục. Chúng ta thường thấy phụ nữ sau sinh, sau độ tuổi 35, tiền mãn kinh… gặp phải tình trạng rụng tóc là khá nhiều.
Hà Thủ Ô được biết từ rất sớm với công dụng trị rụng tóc và bạc tóc hiệu quả. Trường hợp rụng tóc thời gian dùng từ 1- 2 tháng đạt kết quả trên 80%, với trường hợp bạc tóc sớm thì khá dài sau 3- 4 tháng giảm tỷ lệ bạc tóc 20 -25% và nên dùng thành từng đợt trong năm.
4. Uống Hà Thủ Ô thường xuyên kéo dài tuổi thọ
Dược lý hiện đại nghiên cứu thành phần Hà Thủ Ô gồm 2 nhóm chất tanin và anthranoid. Tỷ lệ thành phần có chất đạm (1,1%), chất béo (3,3%), tinh bột (45,2%), chất vô cơ (4,5%) và một số chất tan trong nước chiếm 26,4%.
Cây Hà Thủ Ô đỏ lâu năm hình vân rồng Trong tập sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” GS-TS. Đỗ Tất Lợi ghi rõ và đầy đủ về tác dụng của vị thuốc đặc biệt hợp chất Lecithine trong Hà Thủ Ô làm giảm cholesterol, bền vững thành mạch máu, tăng cường trí nhớ và khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể tốt... Có thể chính những nghiên cứu này đã giải thích được những người từ xưa khi sử dụng vị thuốc Hà Thủ Ô có được tuổi thọ cao.