Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Chùm ngây hiệu quả

Cây Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng hiện được hai tổ chức thế giới WHO và FAO xem như là giải pháp ưu việt cho các bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng, và là giải pháp lương thực cho thế giới thứ ba.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Chùm ngây hiệu quả

Cây Chùm ngây
Cây Chùm ngây, tên khoa học: Moringa oleifera L. thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này có 13 loài, nhưng loài phổ biến nhất là Chùm ngây hay (cải ngựa) và loài này có nhiều công dụng nhất. Cây thân gỗ mềm, cây có chiều cao từ 5-10m, nhiều cành nhánh, vỏ màu mốc xám, lá ba lần kép, màu xanh mốc, không có lông lá phụ hơi tròn, lá bẹ bao lấy chồi. Hoa trắng, to giống hoa đậu, có 5 cánh hoa, tiểu nhị 5. Trái nang dài từ 25-35 cm, to từ 2-3 cm khi khô nở thành 3 mảnh có nhiều hột màu đen, có 3 cạnh xếp theo chỗ lõm của từng mảnh vỏ, có cánh mỏng bao xung quanh hột. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch hột vào khoảng tháng 2 hằng năm. 

 
dinh dưỡng chùm ngây

Hàm lượng dinh dưỡng của Cây Chùm ngây

Thành phần dinh dưỡng có trong lá chùm ngây, nếu so sánh cùng trọng lượng, lượng Vitamin C nhiều gấp 7 lần so với trái cam, Vitamin A gấp 4 lần so với cà rốt, Calsium gấp 4 lần so với sữa, Chất sắt gấp 3 lần so với cải bó xôi, Chất đạm gấp 2 lần so với yaout, Potassium gấp 3 lần so với trái chuối.
 
Đặc tính sinh thái
Cây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể trồng xen, khi cây lớn điều chình ánh sáng, phân cành cao, vỏ màu hơi xanh khi còn non, màu trắng mốc khi cây đã già, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, chịu được những nơi đất xấu cằn cổi.
 
Phân bố
Chùm ngây là loài cây có nguồn gốc từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ, nhưng nó cùng được trồng nhiều nơi như ở Đông Bắc và Tây Nam Châu Phi, bán đảo Ả Rập, Nam Á. Những vùng có lượng mưa thấp hằng năm. Chùm ngây có ở Việt Nam từ lâu đời, mọc hoang nhiều ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, cây phát triển phù hợp với độ cao dưới 700m. Ở An Giang, phát hiện cũng có mọc rãi rác một số nơi ở vùng Bảy Núi.
 
Công dụng
Chùm ngây rất giàu dinh dưỡng nhất là chất đạm, chất sắt, có chứa nhiều vitamin các loại.
Làm thực phẩm: Lá tươi chứa 6,35g% chất đạm, 1,7g% chất béo, 8g% chất bột đường, 1,9g% chất xơ và các chất khoáng khác (DS Phan Đức Bình)
Dược liệu: Thân, cành, vỏ, rễ chùm ngây đều có chứa moringinin trị các bệnh kháng sinh, kích thích tiêu hóa, kiết lỵ, phù nề, thấp khớp, huyết áp…
Khả năng làm sạch nước: Nghiền hột quấy đều trong nước sau 2 giờ thì nước trong dùng được, và còn nhiều công dụng khác.


 
cay chum ngay
Cây Chùm ngây được trồng sau 8 tháng 
 

Kỹ thuật thu hái hạt giống
Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ tháng 02 hằng năm thì thu hái trái để làm giống. Nên lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06 tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu hái, chọn trái đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang màu thẩm mốc, không lấy những trái đã nứt, hoặc có sâu đục hoặc bị bệnh nấm, không bẻ cả cành mà nên có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu và giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.
 
Chế biến hạt giống
Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy trái đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quản
 
Bảo quản hạt giống
Là loại hạt có dầu nên công tác bảo quản đòi hỏi phải thực hiện tốt thì chất lượng giống mới đảm bảo. Sau khi loại bỏ các tạp chất và các hạt chất lượng xấu như hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục…Xong cho vào túi PE hàn kín để bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 100C. Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao trên 75% nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-30%
 
 
Kỹ thuật gieo ươm giống
Xử lý hạt giống: Hạt giống được ngâm trong nước nóng ấm 2 sôi + 3 lạnh (gồm 2 ca nước sôi hòa đều với 3 ca nước lạnh) ngâm 12 giờ vớt ra cho vào túi vải, treo ráo nước sau 4 giờ thì rửa chua một lần. Khoảng 24 giờ sau thì hạt nứt nanh, đưa cấy vô túi bầu được chuẩn bị sẵn.
 
Túi bầu kích thước 9x12 cm được đục 4 lổ xung quanh túi bầu, cách đáy túi bầu khoảng 1,5 - 2cm. Thành phần ruột bầu gồm 60% đất pha cát, 30% xơ dừa hoặc tro trấu, rơm mục, 10% phân hữu cơ.
 
Che bóng bằng lưới chuyên dùng hoặc lá dừa. Giai đoạn đầu từ 50-60% ánh nắng, không chịu được nhiệt độ cao cây sẽ bị héo lá. Tưới nước: Ngày tưới 2 lần vào buổi sáng 8-9 giờ, buổi chiều 4-5 giờ, tưới vừa ướt túi bầu. Không tưới quá nhiều, cây sẽ bị thối rễ và chết.
 
Chăm sóc cây con trong vườn:
Thường xuyên làm cỏ phá váng cho cây và phân loại để có biện pháp chăm sóc cây tốt và phát triển đều. Cây được khoảng 1- 2 tháng tuổi thì tháo dàn che, từ từ đưa cây ra nắng để thích nghi và mau hoá gỗ cứng cây trước khi đưa đi trồng. Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 4-6 tháng mới đưa đi trồng.
 
 
Kỹ thuật trồng cây Chùm ngây
a.Trồng đề làm rau xanh:

Nếu là mục đích trồng làm rau xanh cung cấp cho các cửa hàng siêu thị thì mật độ trồng 1m x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m). Khi cây cao khoảng trên 01m thì cắt đọt, cây sẽ ra nhiều nhánh và tiếp tục cắt nhánh thì cây lại ra theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều.
 
Thời vụ trồng: Thông thường đầu mùa mưa từ tháng 6-8 hằng năm là kết thúc. Không nên trồng quá trể, mùa khô đến cây sẽ bị chết nhiều.
 
Xử lý thực bì: Phát dọn sạch thực bì để hạn chế sâu bệnh hại và thuận lợi cho đào hố. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 30 x 30 x 30cm. Đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 2-3 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
 
Trồng cây: Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.
 
Trồng để làm dược liệu
Nếu mục đích trồng làm dược liệu là chính thì nên trồng theo mật độ 3mx3m (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m). Trồng theo nanh sấu, các nội dung khác thực hiện như trên. Hố trồng cây: Đào hố theo quy cách 40 x 40 x 40cm đào trước 30 ngày, cho phân vào hố trung bình 3 - 4 kg phân hữu cơ hoai và lấp hố.
 
 Chăm sóc, bảo vệ
Giai đoạn đầu, cấm không cho gia súc, gia cầm vô khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Mùa khô, dọn sạch thực bì hạn chế bị cháy lan. Hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân cho cây.
Nguyễn Đức Thắng

Tham khảo Bài 2:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây hiệu quả

 

Cây chùm ngây trồng với mật độ cây cách cây và hàng cách hàng: 0,5m 

1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây chùm ngây

Cây chùm ngây  thuộc loại đại mộc và giống cây chùm ngây  có thể trồng trong chậu cảnh hoặc ngoài vườn mọc cao 5 đến 10m.Khi cây chùm ngây trường thành có lá dạng kép và khi nở  hoa thì màu  trắng và hoa  mọc thành chùm. Quả của cây chùm ngây dài giống quả cây hoa phượng,hạt màu đen. Cây chùm ngây không chỉ dùng làm thực phẩm mà còn biết đến như một loại dược liệu quý .

Điều kiện khí hậu:

- Nhiệt độ: Cây chùm ngây là cây nhiệt đới, phổ nhiệt độ thích hợp từ 23 – 35 0c. Nhiệt độ thấp hơn 13 0c, cây tạm ngừng sinh trưởng, chồi ngọn chuyển sang ngủ nghỉ.

Nói chung, ở những vùng trồng được chuối tiêu, đu đủ, vải, mít, xoài … đều có thể trồng được giống cây chùm ngây

- Lượng mưa: Lượng mưa hàng năm phù hợp với nhu cầu của Đàn hương từ 600 -1600mm/năm.

Cây chùm ngây ưa sáng mọc nhanh, giai đoạn đầu ưa bóng nên có thể  trồng xen, khi cây lớn điều chình ánh sáng, tái sinh chồi mạnh với những nơi độ ẩm cao, đất xốp, tầng mùn dày, tái sinh hạt yếu. Cây chịu hạn tốt, ưa khô và chịu được những nơi đất xấu cằn cổi. Cây có thể trồng quanh năm, đối với trồng hạt và trồng cây non bầu 6 tuần tuổi, thì thời vụ tốt nhất là vào tháng 5 đến tháng 11.

Giống cây chùm ngây tuy đòi hỏi kỹ thuật trồng không phức tạp, nhưng có yêu cầu đặc thù về cây ký chủ, cần bố trí phù hợp. Cây chùm ngây  cũng là cây trồng dài ngày sau khoảng  6 – 7 năm trở lên, giá rất đắt, phải được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Vì vậy, nên trồng chùm ngây phân tán trong các hộ gia đình, mỗi hộ trồng vài chục cây, để thuận tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, làm giàu cho từng gia đình.

Sau đây là cách trồng và chăm sóc cây chùm ngây.

Trồng hạt giống cây chùm ngây
Ngâm hạt giống cây chùm ngây  đúng kỹ  thuật sẽ cho tỉ lệ nẩy mầm ~ 85% đối với hạt giống mới và tỷ lệ ~ 40% đối với hạt giống lưu trữ 1 năm.Kết hợp với đó bạn nên ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong vòng 24 giờ. Sau đó bạn vớt hạt chùm ngây  ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt trồng ra vườn hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm  và tránh sũng nước, 3 – 5 ngày cây sẽ nhú lên, chờ từ 6 – 8 tuần cây khỏe, cứng cáp.

Trồng bầu với cây chùm ngây 6 tuần tuổi.
Khi cây chùm ngây được 6 tuần tuổi thì rễ đã đâm mạnh và trở nên cững cáp . Tiếp đến bạn đào lỗ sâu 30 cm và rộng 30cm khoảng cách mỗi lỗ từ 1,5m-2m.Sau khâu chuẩn bị đất xong bạn tiến hành cắt đáy và rạch 2 bên bầu và lưu ý đến việc đụng chạm bộ rễ của cây.Bạn đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước nữa.

Trồng cây chùm ngây lúc cây  1 năm tuổi.

Khi cây chùm ngây trồng được 1 năm tuổi bạn tiến hành xén ngọn cây cao từ 1-1,5m, củ nặng khoảng 500g và đã cho thu hoạch lá được ngay. Cùng với sự phát triển ngày càng lớn của cây thì bạn nên đào lỗ sâu 50cm và rộng 50cm trong đó  mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Trong trường hợp bạn không đủ đất trồng mà trồng chậu, thì nên trồng trong chậụ lớn đường kính > 50cm để cây và củ phát triển tốt.

Khi  bạn chuẩn bị xong đất, tiến hành cởi bỏ  bao đất và cần nhẹ nhàng không để phạm vào rễ cái. Tiếp đó bạn đổ một lớp đất xốp trước khi đặt bầu xuống sau đó là phủ, nén lớp đất xốp chung quanh và mặt trên, giữ ẩm trong vòng 1 tuần cây sẽ sống khoẻ.

2. Chăm sóc và thu hoạch cây chùm ngây 

Giai đoạn đầu, Bạn nên rào cây lại khi trồng để tránh để gia súc, gia cầm vào khu vực trồng cây vì cây đang non, mềm dễ bị gãy và dậm đạp hư cây. Kem theo vào đó hằng năm có kế hoạch làm cỏ, xới vun gốc và bón phân vi sinh, hữu cơ cho cây.

Thu hoạch lá chùm ngây :Khi cây  chùm ngây phát triển 3 tháng tuổi đã bắt đầu cho thu hoạch, cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng.

Thu củ và quả: Cây chùm ngây được  5 năm tuổi sẽ có  thể thu hoạch củ, mỗi cây cho từ 3 – 10kg củ lớn với giá trị cao.Không chỉ lá có tác dụng là thực phẩm chữa bệnh mà  quả già  có thể phơi khô làm giống hoặc lấy hạt rang ăn như lạc cũng rất tốt.

Chú ý khi sử dụng cây chùm ngây làm thực phẩm thì :  Chùm ngây là một món ăn dinh dưỡng rất tốt đặc biệt cho phụ nữ mới sinh và con nhỏ. Tuy nhiên khi bạn có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Nên vì vậy các chị em  “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.
Sưu tầm: Internet

Cây chùm ngây ở Việt Nam được các nhà khoa học trên thế giới gọi là "Cây phép mầu", "Cây thần diệu" (Miracle tree) vì đây là loài cây đa tác dụng hay “Cây vạn năng”(Multipurpose tree).

Trên thế giới Cây Chùm Ngây được xem là tài nguyên vô giá, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng hộ giảm nhẹ thiên tai
Các bộ phận của Cây Chùm Ngây được sử dụng để tạo thành nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời, nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, và nguồn nguyên liệu hoàn hảo cho ngành mỹ phẩm …


Tham khảo"
Cây Chùm Ngây chứa nhiều hoạt chất quý


Là một trong những loài cây có ích nhất trong vô vàn thực vật trên Trái đất. Hầu hết mọi bộ phận của cây đều được sử dụng như 1 nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho con người và gia súc, một nguồn dược liệu tự nhiên, nguyên liệu hoàn hảo cho ngành mỹ phẩm… Lá cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: Vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, canxi cao gấp 4 lần sữa, kali (potassium) cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần cải bó xôi, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Do vậy, lá chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. Do chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất: 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, hơn 18 loại acid amin, 46 loại chất chống oxi hóa khác nhau, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm tự nhiên và chứa một lượng lớn các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến,  ổn định huyết áp, chống hạ đường huyết… nên cây chùm ngây được nhân dân vùng Nam Á xem như thần mộc chữa bách bệnh. Nền y học cổ truyền Ấn Độ sử dụng Cây Chùm Ngây để điều trị được 300 bệnh khác nhau (phòng và chữa ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, kích thích hoạt động của hệ tim và hệ tuần hoàn, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống oxy hóa, bảo vệ gan, kháng sinh và chống nấm.... ).

Cây Chùm Ngây được các nhà lương thực học, dinh dưỡng học, dược học … trân trọng sử dụng như một giải pháp giải quyết tình trạng thiếu đói, suy dinh dưỡng và phòng bệnh phổ thông cho loài người. Chính vì thế Cây Chùm Ngây được mệnh danh là Cây Độ Sinh -Moringa (Cây cứu sống)

Tại Việt Nam, Cây Chùm Ngây được Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây - Rau thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nhập hạt giống từ tháng 3/1989 với mục đích là phát triển thành loại rau mới ở Việt Nam.

Với tâm nguyện được đem đến cho mọi người những bữa ăn Lành – Sạch -  Bổ dưỡng, sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Công ty TNHH Quỳnh An Ngọc đưa ra kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chùm ngây đạt năng suất cao theo hướng hữu cơ như sau:

I.  NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC CHÙM NGÂY TRONG VƯỜN ƯƠM

1.1. Ươm hạt


Nên làm theo phương pháp này, nếu hạt giống đạt tiêu chuẩn, tỉ lệ nảy mầm là: 96/100

- Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) + 20 ml T2 ,  trong 3h.

- Sau đó, vớt hạt ra, rửa sạch chất nhờn, cho vào vải ẩm để ủ, đặt túi hạt trong bóng  tối, nếu mùa đông ở miền Bắc cần thắp bóng điện 100w để làm tăng tỉ lệ nảy mầm của hạt.

- Hàng ngày nhúng nước cho đạt độ ẩm.

- Sau khi ủ 2 ngày cần kiểm tra và đảo hạt, đảo nhẹ nhàng cẩn thận tránh gãy mầm. Lựa chọn hạt nứt nanh, rễ nhú ra khỏi vỏ hạt đem gieo vào bầu.

- Các hạt chưa nứt, đem rửa lại với nước ấm cho sạch nhớt, tiếp tục ủ. Thông thường sau 5 ngày thì hạt sẽ nẩy mầm hết.

Lưu ý: Nhiệt độ nẩy mầm tối ưu từ 30 độ C đến 35 độ C

1.2. Gieo hạt vào bầu                   

- Công thức trộn bầu 1: 70/100 đất bột + 20/100 trấu hun + 10/100 phân chuồng hoại mục. (có thể thay thế phân chuồng hoại mục bằng: 30g phân hữu cơ vi sinh, hoặc 150g phân giun quế  cho 1 bầu )

- Giá thể gieo hạt phải được sử lý sát trùng, diệt trừ nấm hại: pha 200ml T2 + 500ML chế phẩm EM5 trong bình 10 lít nước phun cho bầu đất, phun định kỳ 7 – 10 ngày phun một lần.

- Bầu gieo hạt: kích thước 14 x 16 là phù hợp,

- Hạt đặt vào bầu đất, rễ nằm ngang, phủ một lớp đất bột mỏng 1- 2 cm lên phía trên.

1.3. Vườn ươm

- Làm nền đất cao, thoát nước tốt, đã sử lý sát trùng nền đất bằng cách phun đẫm chế phẩm EM tỷ lệ 2%, cách 3 ngày phun 1 lần, phun 3 lần trước khi để cây ươm

- Bệnh nguy hiểm nhất là bệnh lở cổ rễ, do nấm gây hại, do đó, cần sử dụng thường xuyên chế phẩm EM làm sạch môi trường không cho nấm bệnh phát triển và phòng bệnh bằng chế phẩm T2.

- Khi phát hiện có nấm, ngâm chế phẩm dâm bụt, pha tỷ lệ 5%, phun 2 ngày/lần.

- Che chắn lưới xung quanh nhà ươm chống côn trùng vào vườn ươm, che phủ lưới đen và nilon phía trên để che mưa, chống ánh nắng trực tiếp cho cây.

1.4. Chăm sóc

- Phủ lưới đen trong giai đoạn cây con ban đầu.

- Cây cao 8 -10 cm, tháo lưới đen che nắng: 1/3

- Cây đạt chiều cao 10 -13 cm, nên tháo lưới đen 1/2, cây đạt độ cao 13 - 15 cm, nên tháo lưới đen hoàn toàn, cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời,  nhưng vẫn giữ nilon tránh mưa gây nấm bệnh và ngập úng cho cây con.

- Khi cây đạt độ cao 25 - 30 cm, khoảng 25 - 35  ngày sau  khi gieo hạt vào bầu thì đem trồng ra vườn sản xuất (tùy vào nhiệt độ, nếu mùa hè chỉ cần khoảng 25 ngày là cây đạt điều kiện để đem trồng).

- Thường xuyên quan sát cây trong quá trình sinh trưởng, chú ý ốc sên gây hại, và các loại sâu xanh ăn lá. Diệt trừ  sâu hại và ốc sên bằng biện pháp thủ công, bắt bằng tay vào buổi tối và sáng sớm, có thể rải tro xung quanh nền nhà ươm để chống ốc sên.

- Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho bầu hạt, độ ẩm 70% là phù hợp (nắm chặt đất bầu, khi nhả tay ra thì thấy nước ra ở kẻ tay, và đất von lại, không dính tay ), tưới nước bằng bình phun mưa nhẹ, phun sương  tránh làm dập lá, đổ gãy cây.

- 15 ngày sau khi hạt tra vào bầu, nên bón thêm dinh dưỡng dạng dung dịch, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của cây: có thể bón liều lượng 50 ml T2 + 100 ml CÁ HEO ĐỎ (hoặc phân bón cá tự ủ, phân giun quế pha dạng dung dịch)  pha trong bình 10 lít nước.

II. TRỒNG CÂY

* Thời vụ trồng


Cây chùm ngây không chịu được lạnh, ở nhiệt độ dưới 20 độ C, cây chậm hoặc ngừng phát triển. Vì vậy, ở miền bắc  Việt Nam gieo ươm và trồng vào vụ xuân, xuân hè, vụ hè là tốt nhất, ở miền Nam có thể gieo trồng quanh năm, tốt nhất vào đầu mùa mưa.

2.1. Đất

2.1.1 Đất trồng


-  Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt: đất đồi, đất vàn cao….. Cây không chịu được ngập úng nhưng cần tưới đủ nước thường xuyên.

-  Đất thấp, hay bị ngập nước, và thoát nước kém cần lên luống trước khi trồng cây, luống cao 30cm – 35cm, đào mương rãnh để thoát nước.

-  Nên bón phân chuồng + vôi bột cải tạo đất  nếu đất đã bạc màu, khô cằn, lượng bón: Phân chuồng hoại mục 100 - 110tấn/ha (tính trung bình từ 15-20kg/hố) + vôi bột 0,8 -1 tấn/ha

2.1.2. Chuẩn bị hố trồng cây

Nên đào hố phơi ải, rắc vôi diệt khuẩn và bón lót phân trước khi trồng cây 7 - 10 ngày.

Kích thước hố trồng 30 x 30 x 30  cm, không sử dụng phân chuồng hoại mục.
Kích thước hố trồng là 50 x 40 x 40 cm nếu sử dụng phân chuồng hoại mục  và các loại phân có sinh khối lớn khác.

- Bón lót 

Ø 15 - 20kg phân chuồng hoại  + 0.3kg vôi bột

Ø 2-3Kg phân giun quế + 15 – 20kg Phân xanh đã ủ hoại mục (Hạn chế sử dụng phân vi sinh có nguồn gốc từ than bùn)

(Có thể bón các loại phân hữu cơ theo tiêu chuẩn hữu cơ có mặt trên thị trường )

2.2. Mật độ, khoảng cách trồng và bố trí cây trồng

Tùy theo mục đích sản xuất mà bố trí khoảng cách trồng cho phù hợp .

2.2.1. Trồng để làm rau ăn lá, hoặc lấy rễ.

- Khoảng cách 1m x 1,5m (hàng cách hàng 1.5m, cây cách cây 1m )

- Mật độ: 7.700 cây/1ha

- Nếu đất thường bị ngập nước vào mùa mưa nên làm luống cao 25- 30cm, rãnh rộng 30cm. mặt luống rộng 1.8m, trồng 2 hàng trên 1 luống.

- Bố trí cây trồng thẳng hàng, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch.

2.2.2 .Trồng để làm dược liệu hoặc lấy hạt

- Khoảng cách: 1.5m  x 2 m.

- Mật độ: 3.160 cây/1 ha.

- Trồng trên đất đồi nên bố trí cây trồng theo đường đồng mức hoặc so le, tránh xói mòn đất.

2.3.Trồng cây

- Xung quanh gốc cây chùm ngây nên phủ lớp nilon đen, hoặc phủ lớp rơm rạ hoặc trồng cỏ lạc để trừ cỏ dại và giữ ẩm cho gốc chùm ngây.

- Dưới tán chùm ngây nên trồng xen các loại cây họ đậu, và các loại cây rau ăn lá ngắn ngày tùy theo mật độ trồng chùm ngây mà bố trí cây trồng xen cho phù hợp như: rau cải, rau dền, đậu tương… (đối với phần trồng là dược liệu)

- Cách trồng: dùng cuốc xới đều dưới hố trộn đều phân bón và đất, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ém đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa sẽ bị chết nhiều.

- Cắm cọc buộc cho cây khỏi đổ ngã.

III. CHĂM SÓC

3.1. Phân bón


Hiện nay chưa có thí nghiệm về bón phân cho cây Chùm ngây trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho.

3.1.1. Bón lót

- Nên bón lượng phân: phân chuồng hoại mục kết hợp phân hữu cơ vi sinh và trấu hun làm tới xốp cho đất,  rễ phát triển tốt. Liều lượng bón theo mục 1.2 của phần II.

3.1.2. Bón thúc

Theo kinh nghiệm tại Công ty Quỳnh An Ngọc cho thấy:

- Bón phân chuồng hoại mục kết hợp với xác thực vật cành lá sau thu thu hoạch.

Ø Cách bón: đào rãnh xung quanh gốc cây, đường kính rãnh vuông góc theo hình chiếu của tán lá, rãnh sâu 15- 20 cm, rộng 20 -25 cm, bón phân xong lấp đất và tưới đẫm nước.

Ø Liều lượng: bón 10-15kg phân chuồng (hoặc 2-3 kg phân vi sinh hữu cơ Quế Lâm ) + xác thân lá chùm ngây sau thu hoạch, bón 2 lần/1 năm, bón sau khi thu hoạch chùm ngây.                        

Ø Sử dụng các loại phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng kịp thời thường xuyên và đều đặn cho cây Chùm Ngây, các loại phân bón được sử dụng là:

Ø Phân bón lá hữu cơ Cá Heo Đỏ

Ø Phân bón lá hữu cơ chế từ cá và rong biển dạng dung dịch (tự ủ tại nhà theo quy trình)

3.2. Nước tưới

Mặc dù Cây Chùm ngây chịu hạn rất tốt nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức sống và giảm năng suất nhiều. Biểu hiện của sự thiếu nước là:

- Cành mới hình thành ít, phát triển rất chậm.

- Cành teo lại và chuyển sang màu vàng

- Lá vàng, héo nhiều

- Lá nhỏ

Việc tưới nước tùy theo thời tiết, thường tưới nhiều vào mùa khô, mùa thu và mùa đông.

Tưới nước 4-5 ngày tưới 1 lần, tưới vừa đủ ẩm đất, tránh tưới đẫm nước gây úng cho rễ cây.

3.3.Tạo tán

- Trồng cây để thu hoạch rau xanh: cây cao 1,5m nên cắt ngọn tạo tán, để lại 2-3 cành cấp 1, 5-7 cành cấp 2. khống chế chiều cao cây là từ 1,2m  đến 1,5m.

3.4. Làm cỏ

Cỏ dại nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh hại cây chùm ngây phát triển nhiều, vì vậy cần phải:

- Làm cỏ thường xuyên kết hợp với xới xáo quanh gốc và bón phân cây Chùm Ngây.

- Mỗi lần làm cỏ bón phân xong cần phủ lại nilon hoặc rơm rạ xung quanh gốc Chùm Ngây.

- Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cũng là phương pháp hạn chế cỏ dại.

IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

- Thu hoạch 40 - 45 ngày 1 lần thu, thu lá non, dùng dao hoặc kéo để cắt lá, ngọn rau.

- Năng suất: Năng suất tùy theo cách đầu tư trung bình thu hoạch đạt  0.3 -0.5kg lá tươi/cây/1 lần thu (sau khi trồng 3 tháng).

- Bảo quản lá nơi khô ráo, thoáng khí, không để lá Chùm Ngây thành đống.

- Vì lá chùm ngây có rất nhiều chất dinh dưỡng nên thời gian phân hủy nhanh, vì vậy, khi thu hoạch lá xong cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoặc sử dụng chế biến ngay.

V. SÂU BỆNH HẠI

5.1. Sâu hại

- Cây Chùm ngây hầu như “miễn dịch” với sâu bọ.

- Tuy nhiên vẫn có một số loại sâu bọ hại chùm ngây như: ốc sên hại thân lá, sâu xanh hại lá, kiến ruồi đục quả, rệp sáp chích hút nhựa . ..

- Phòng trừ:

§  Dùng tay bắt ốc sên vào ban đêm, mang đi nơi khác để hủy, tránh tồn tại trứng ốc sên trong vườn.  Có thể rải tro xung quanh gốc chùm ngây.

§  Các loại côn trùng hại khác dùng các loại thuốc hữu cơ như: T2, chế phẩm EM5 để diệt trừ, liều lượng theo hướng dẫn.

5.2. Bệnh hại

- Cây chùm ngây có sức đề kháng mạnh với các loại bệnh hại, nhưng trong thời kỳ vườn ươm cây yếu nên chú ý chăm sóc, phun thuốc sát trùng, tránh ngập úng, phòng trừ các bệnh do nấm gây ra.

- Phun thuốc: Phun định kỳ 10 ngày/lần chế phẩm EM5 tỷ lệ 5% để phòng trừ sâu bệnh hại.



 
hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay hat_chum_ngay cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cay_chum_ngay_cchua_benh_gi cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư cây chùm ngây chữa bệnh gì Rau chùm ngây: Không chữa được nhưng phòng được ung thư cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì cây chùm ngây chữa bệnh gì

 

dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay dinh-duong-chum-ngay
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây